Giỏ hàng
×

Bạn hãy điền đầy đủ thông tin

Phòng và Chữa các bệnh thường gặp trên cỏ chăn nuôi

Hiện nay trong việc trồng cỏ chăn nuôi đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong tình trạng đất đai ngày càng bị thu hẹp. Việc trồng cỏ áp dụng mô hình chăn nuôi nhốt chuồng được phổ biến trộng rãi. Bên cạnh vấn đề chuồng trại, con giống. Thì người nông dân luôn chú ý đến việc trồng cỏ. Và hiện nay trong việc sản xuất còn gặp phải vấn đề khó khăn. Do đó, FAMSEEDS chia sẻ việc phòng và chữa các bệnh thường gặp trên cỏ đến quý bà con.

1. Bệnh Đạo Ôn Trên Các loại Cỏ

Bệnh đạo ôn trên các loại cỏ chăn nuôi

Bệnh đạo ôn lá do nấm Pyricularia Oryzae gây ra, gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Tác nhân gây hại do bị chịu tác động bởi thời tiết từng địa phương, khí hậu khác nhau. Khiến cho các virus phát triển và lây lan trong diện rộng. Để nhận biết chính xác các loại bệnh, chúng ta nên thu hoạch một số gốc cỏ. Đem ra cho các cơ quan chức năng. Hoặc các đại lý bán thuốc chữa bệnh cho lúa chuẩn đoán bệnh và câp thuốc để xử lý.

Triệu chứng: Trên lá cỏ lúc đầu vết bệnh chỉ bằng mũi kim châm xung quanh có quầng màu vàng ở giữa vết bệnh màu xám nhạt sau chuyển sang màu nâu đen rồi lan rộng thành hình thoi ở giữa có màu xám tro. Nếu bệnh nặng, các vết bệnh sẽ nối tiếp nhau tạo mảng lớn gây cháy cả lá và chết cây.

Cách xử lý bệnh như sau: Để phòng trừ bệnh đạo ôn hiệu quả, ngay từ đầu vụ bà con cần sử dụng giống kháng bệnh, chăm sóc cây khỏe. Chúng ta nên thu hoạch cỏ trong 1 đợt, dọn sạch sẽ xung quanh gốc cỏ. Sau đó tiến hành phun thuốc lên gốc cỏ và vùng đất xung quanh để tiêu diệt mầm bệnh.

Lưu ý: Khi phun thuốc chúng ta nên để ý đến thời gian cách ly của thuốc. Vì giống cỏ là giống nhanh chóng phát triển, có thể một số thuốc thời gian cách ly sẽ lâu hơn thời gian sinh trưởng của cỏ. Nên thế chúng ta luôn nghĩ đến việc đảm bảo an toàn cho vật nuôi của mình, tránh tình trạng vật nuôi bị nhiễm độc khi ăn cỏ.

2. Bệnh Vàng lá Trên Cỏ

2.1. Bệnh Vàng Lá Do Ngập Úng

Vào mùa mưa khi đất bị ngập nước, lớp đất mặt bị oi nước nhiều ngày khiến hàm lượng oxy trong đất bị khuếch tán hầu hết vào nước. Lượng oxy lúc này giảm mạnh so với bình thường nên gây ra hiện tượng yếm khí, thiếu oxy cục bộ.

Bệnh vàng lá do ngập úng trên cỏ

Khi đất bị yếm khí, các chất độc hại như amoniac, hydro sunfua, sắt, mangan, metan, acetylen, ethanol sẽ gia tăng một cách chóng mặt. Các hợp chất này rất dễ hòa tan tạo ra một môi trường rất độc hại đối với rễ. Chúng sẽ gây thối toàn bộ rễ non nếu như không có giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, đất bị oi nước quá lâu sẽ khiến “đất bị ngộp thở”. Điều này gây tổn thương và làm thối rữa bộ rễ một cách nhanh chóng khiến cây bị “vàng lá thối rễ”.

Biểu hiện: Cây bị vàng lá thối rễ sẽ có biểu hiện xuất phát từ đọt non sau đó lan dần ra từng cành và cuối cùng là vàng cả cây. Cây bệnh nằm rải rác khắp vườn. Cành bệnh ban đầu cũng ít sau đó phát triển ngày càng nhiều. Lá bệnh vàng cả phiến lá và gân lá rất dễ nhận biết.

Biện pháp phòng ngừa: Thoát nước cho cây sau đó dùng thuốc hóa học diệt sạch nấm bệnh trong đất.

2.2. Bệnh Vàng Lá Do Thiếu Dinh Dưỡng

Trong tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, lá cỏ cũng trở nên màu vàng. Biểu hiện thiếu chất là khi trông thừ xa chúng ta sẽ nhìn thấy cỏ có màu xanh vàng (như nắng chiếu). Thân cỏ trở nên dai và cứng, lá cỏ mọc nhọn và thẳng đứng chếch lên trời. Khác với cỏ đủ dinh dưỡng là lá màu xanh đậm và lá uốn vòng cung chỉ xuống đất. Biện pháp khắc phục tình trạng này là chúng ta nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Bón thêm phân chuồng vào xung quanh gốc cho cỏ, bổ sung thêm 1 ít đạm cho cỏ.

2.3. Bệnh Vàng Lá Do Nấm Và Virus 

Triệu chứng ban đầu phía bìa lá chuyển vàng trước, sau đó phần chóp vàng và hóp lại như mo cau. Vết bệnh lan dần vào trong theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục. Giữa mô bệnh và mô khỏe có ranh giới rõ ràng. Có khi chỉ một đường viền màu nâu đứt quãng. Khi bệnh tiến hành phun thuốc phòng trừ: Sasa, Startner, Xanthomic, Steptomicin  Fisan (lúa vàng), Kasumin  và các thuốc có nguồn gốc kháng sinh khác.

3. Bệnh Nấm Tuyến Trùng Trên Cỏ

Bệnh này có thể xảy ra đối với những đất để lâu ngày mới tái sử dụng hoặc đất mới được khai thác và tái tạo lại để trồng cỏ. Tình trạng của bệnh này ở các loại giống cỏ lâu năm. Khi thu hoạch 1 đến vài lần lại tự dưng chết gốc hàng loạt. Để khắc phục tình trạng này chúng ta nên xử lý lại đất bằng cách tróc luống thànhg từng hàng. Sau đó bón vôi bột để nâng cao độ PH trong đất, và khử trùng đất với một số thuốc như: Abamectin, Chitosan, Oligo- chitosan. Sử dụng phân chuồng hoặc phân chuồng hoai mục để ủ với nấm đối kháng Trichoderma để bón lót. Sau đó chúng ta mới tiếp tục gieo hạt lại.

Bệnh nấm tuyết trùng trên cỏ

4. Các Loại Ký Sinh Trùng Gây Hại

Hiện nay các loại giống cỏ chăn nuôi thường bị các ký sinh trùng gây hại như Rầy Nâu, Bỏ Xít, Bỏ Ngựa, Châu Chấu… Trong khi đó trồng cỏ chúng ta không thể phun các loại thuốc hóa học có sẵn trên thị trường. Vì cỏ là loại phát triển nhanh. Khi thu hoạch thì cho vật nuôi ăn trực tiếp, nếu phun thì sẽ có khả năng gây nguy hiểm đến vật nuôi. Nên thế chúng ta sẽ dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học (thảo mộc) để an toàn cho vật nuôi.

Trên đây là các loại bệnh thường gặp khi trồng cỏ chăn nuôi. Để có một đồng cỏ xanh mướt, giàu chất dinh dưỡng cho vật nuôi thì ngay từ đầu hãy chọn cho mình hạt giống chăn nuôi chất lượng, có khả sinh trưởng phát triển tốt và kháng bệnh cao. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn những giống cỏ phù hợp nhé!

Danh mục tin tức