Mướp hương là loài thực vật có hoa thuộc dạng thân leo. Thân dài, nhỏ, lá mọc so le, có hình tim có răng cưa và quả có màu xanh lục nhạt, có năm đường gân chạy dọc. Mướp hương là một loại quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đây không chỉ là món ăn ngon thường xuyên xuất hiện trong mọi bữa ăn, mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Chúng ta có thể tận dụng được tất cả các bộ phận của cây mướp để sử dụng làm thuốc chữa bệnh như:
- Dây mướp có tác dụng ức chế khuẩn cầu.
- Xơ mướp có tác dụng chống viêm lợi niệu.
- Lá mướp có tác dụng chống các nếp nhăn, làm đẹp dung nhan.
- Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn,...
Giống mướp hương F1 được hội tụ những ưu điểm vượt trội hơn so với các giống mướp cùng loài khác. Do đó giống mướp hương F1 FS 239 sẽ có những đặc điểm dưới đây:
- Trồng quanh năm, trồng được ở khu vực nóng và mát, cây sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt.
- Trái dài 26 – 30cm, đường kính 3 – 4cm, màu xanh trung bình, ăn ngon ngọt, không bị đen khi nấu chín, cứng trái, thích hợp vận chuyển xa.
- Thời gian thu hoạch: có thể thu hoạch 40 – 42 ngày sau khi gieo, thu hoạch kéo dài.
- Khoảng cách gieo trồng: hàng đôi cách hàng đôi 4 – 5m, cây cách cây 0.8 – 1m.
- Mật độ trồng: 1.200 – 1.500 cây/1.000m2
KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP HƯƠNG F1 FS 239
1. Ngâm hạt giống
Ngâm hạt giống mướp hương trong nước pha theo tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh, trong vòng từ 4 - 6 tiếng. Sau khi ngâm xong thì vớt ra, rửa sạch sau đó đem ủ vào khăn ẩm, trong khoảng thời gian 36 - 48 tiếng, khi thấy hạt nứt nanh thì đem gieo trồng.
2. Làm đất
Đất trồng mướp hương phải có độ tơi xốp, thoát nước tốt và sạch cỏ dại. Tưới đất ẩm và đặt hạt đã nảy mầm lên với khoảng cách giữa các hạt 5-7cm, sau đó rắc 1 lớp đất bột lên trên. Sau 2-3 ngày thì cây mọc, thường xuyên chăm sóc và tưới nước giữ ẩm cho vườn ươm. Khi cây có từ 2-3 lá thật thì tiến hành ra cây. Lưu ý chọn ngày nắng ấm để gieo hạt như vậy hạt sẽ chóng nảy mầm.
3. Chăm sóc
- Tưới nước: Giai đoạn cây con đến ra hoa rộ giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới hốc hoặc tưới rãnh.
- Bắt nhánh: Khi cây ra được khoảng 0,6-0,8m thì cho lây lên giàn. Khi cây ra nhánh bắt nhánh bám đều lên lưới theo dạng xương cá. Mục đích: tận dụng không gian của giàn, thuận lợi cho việc phòng trừ sâu bệnh sau này và tăng khả năng đậu quả.
- Tỉa lá: Thưởng xuyên tỉa lá cho gian được thông thoáng và kiểm tra quả để quả không mắc trên giàn như vậy sẽ làm xấu quả và quả cong.
4. Phòng trừ sâu bệnh:
- Bệnh hại:
Bệnh sương mai: Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, tấn công lá dưới trước, sau lan lên trên làm lá vàng, cây mau tàn. Luân phiên sử dụng thuốc Ridomil, Antracol, Cuzate, Mancozed…
- Sâu hại:
Nhóm ăn lá: Gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Phun luân phiên các loại thuốc sau: Lannate, Ammate, Silsau super, Regent, Secure, Takumi,… Phun vào mặt dưới lá lúc chiều mát.
Bọ xít: Sử dụng luân phiên các thuốc: Suracide, Admire, Mopilan…
Ruồi đục quả: Phun luân phiên các loại thuốc sau: Polytrin, Fastac, Permethrine, Vizubon (làm bẫy dẫn dụ).
* Lưu ý:
- Là giống F1 do vậy không nên để giống cho vụ sau.
- Thuốc trừ bệnh nên phun vào lá già và lá bánh tẻ, thuốc trừ sâu phun lá bánh tẻ và lá non. Khi phun thuốc phòng trừ sâu bệnh nên phun kỹ mặt dưới lá.