Hoa cẩm chướng hay gọi là cây thạch trúc, tên khoa học là Diranthus caryophyllus. Loài này có có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải và là một trong những loài hoa được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Cẩm chướng là cây thân thảo lâu năm, mọc thành bụi, các đốt ngắn rất dễ gãy, lá mọc đối xứng, hoa mọc trên đỉnh, có nhiều màu sắc trên cùng một bông. Hoa cẩm chướng mang nhiều màu sắc với ý nghĩa khác nhau, có cả hoa đơn và hoa kép.
Cây hoa Cẩm chướng F1 được hội tụ những ưu điểm vượt trội hơn so với các giống hoa cùng loài. Do đó giống hoa Cẩm chướng sẽ có những đặc điểm dưới đây:
- Đặc điểm: Phù hợp trồng quanh năm, ưa nắng, dành cho trồng chậu hoặc trồng thảm.
- Thời gian nảy mầm: 5 – 7 ngày
- Kích thước hoa: 1.5 – 2cm
- Chiều cao cây: 20 – 25cm
- Thời gian sang chậu (tính từ ngày gieo hạt): 25 – 30 ngày.
- Thời gian ra hoa (tính từ ngày gieo hạt): 80 – 90 ngày
- Đất trồng cẩm chướng phải tơi xốp, có độ thoáng cao, thoát nước, nhiều mùn. Không trồng 2 vụ cẩm chướng liên tục, phải luân canh 2-3 năm.
- Đất được cày sâu 40-50m, tơi nhỏ, khử tuyến trùng bằng ethoprophos 10% (20-30 kg Mocap hạt/ ha), khử vi khuẩn bằng calcium hypochlorite (30kg/ha).
- Lên luống cao, bề rộng luống 1,2m, bề mặt luống bằng phẳng, tưới ẩm trước khi trồng cây.
2. Hướng dẫn trồng hoa cẩm chướng F1
- Hoa cẩm chướng thường được trồng bằng phương pháp gieo hạt, rắc trực tiếp không cần ngâm ủ.
- Cho đất tơi xốp vào chậu (trộn một chút phân hữu cơ). Có thể trộn hạt giống cẩm chướng với tro hay cát để rắc cho đều khi gieo, cách nhau khoảng 5cm. Sau đó phủ một lớp đất mỏng, và một lớp rơm rạ mỏng lên trên và dùng bình phun sương tưới thật đều để giữ ẩm. Hạt giống hoa thường nảy mầm sau 5 – 7 ngày.
- Sau khoảng 1 tháng gieo, cây con cứng cáp thì có thể sang chậu. Nước rất quan trọng cho quá trình phát triển của cây, hằng ngày tưới 1 lần vào sáng sớm hay chiều mát, nếu nhiệt độ nắng nóng nên tưới thêm. Cẩm chướng là loài hoa ưa sáng, đủ sáng cây sẽ tăng trưởng tốt, ra hoa đều đẹp.
- Khi cẩm chướng kép phát triển được 4 tuần thì tiến hành bẻ ngọn lần 1, nhằm giúp các mầm hai bên phát triển và cho ra cành đồng đều, giữ lại 5-6 cặp lá. Nên tưới đẫm trước khi bẻ ngọn để ngọn giòn dễ bẻ, không làm thân cây bầm dập.
- Sau khi bẻ ngọn 2 ngày mới tưới nước trở lại để vết thương khô mặt, hạn chế nhiễm nấm khuẩn. Tiếp tục bẻ ngọn lần 2 ở tuần thứ 8-9 đối với 1-2 ngọn lớn nhất, chỉ để lại 2 cặp lá. Số ngọn còn lại là khoảng từ 4-5 ngọn. Tỉa bỏ các nụ phụ để tập trung dinh dưỡng cho nụ chính.