Kỹ thuật trồng bí đỏ hạt đậu năng suất cao
Kỹ thuật trồng bí đỏ hạt đậu năng suất cao
Bí đỏ hồ lô hay còn gọi là bí đỏ hạt đậu, đây là một giống bí có ruột rất đặc, ăn dẻo và ngọt. Không chỉ thơm ngon mà giống bí này còn có thể thích nghi được với nhiều loại thời tiết khác nhau, có thể trồng và thu trái quanh năm mang lại lợi ích kinh tế cao cho bà con nông dân, các trang trại canh tác rau sạch. Ở bài viết này, FAM SEEDS sẽ chia sẻ cho bà còn kỹ thuật trồng bí đỏ siêu quả, từ việc chọn nhiều loại bí đỏ để trồng, rồi cách trồng bí đỏ lấy quả và tìm một môi trường sẽ giúp cây của bạn phát triển mạnh đến việc trồng và thu hoạch bí đỏ của bạn.
I. Chuẩn bị
1. Chọn giống
Bí đỏ hồ lô là giống bí đỏ lai cao sản cho năng suất vượt trội. Để mùa vụ bội thu, bà con có thể chọn mua giống:
BÍ HẠT ĐẬU F1 FAM 99: Cây khỏe, kháng bệnh virus và khả năng đậu trái cao. Trái đặc ruột, dẻo, ngon, ngọt, thơm. Trái có độ đồng đều cao, không ghẻ trái, năng suất cao, 4-5 trái/cây, trái nặng 1.2-1.5kg. Bí hạt đậu F1 cho thu hoạch sau 70 - 80 ngày gieo hạt.
BÍ HẠT ĐẬU F1 FS 178: Trái nặng 1.1 -1.2 kg, trái đẹp, đặc ruột, thịt dày, màu vàng đậm, dẻo, ngon, ngọt, có độ đồng đều cao, không ghẻ trá. Thu hoạch sớm: 60-70 ngày sau gieo.
BÍ HẠT ĐẬU F1 FS 179: Trái đặc ruột, dẻo, ngon, ngọt, thơm, có độ đồng đều cao, không ghẻ trái, năng suất cao, 4-5 trái/cây, trái nặng 1.2 -1.5 kg. Thu hoạch sớm: 60-70 ngày sau gieo.
2. Thời vụ gieo trồng
Bí đỏ hồ lô có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên khả năng chịu hạn tốt hơn, không chịu được ngập úng, do đó thời vụ chính thích hợp để gieo hạt:
Vụ đông xuân: Gieo hạt tháng 11, cắt ngọn tháng 2 - 3, thu hoạch quả vào tháng 4 - 5 dương lịch.
Vụ hè thu: gieo hạt vào tháng 6 - 7, cắt ngọn và thu quả vào tháng 9 - 10 dương lịch.
Ngoài ra, bà con cũng có thể tham khảo thời vụ trồng bí đỏ tại nhiều khu vực khác nhau:
Khu vực | Vụ chính | Vụ phụ |
Miền Bắc | Tháng 10, 11 | Tháng 12, 1 |
Miền Trung | Tháng 12, 1, 2 | Tháng 3, 4, 5 |
Miền Tây Nam Bộ | Tháng 11, 12, 1 | Tháng 2, 3, 4 |
Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên | Tháng 4, 5 | Tháng 8, 9 |
3. Mật độ trồng:
* Hàng đôi
Hàng cách hàng: 1,2 m
Cây cách cây : 0,4 – 0,5 m
3.300 – 4.200 cây (4-5 gói (gói:5gram))
* Hàng đơn
Hàng cách hàng: 0,8 m
Cây cách cây : 0,3- 0,4 m
3.100 – 4.100 cây (4-5 gói (gói:5gram))
II. Ngâm ủ hạt giống
Bước 1: Chuẩn bị nước ấm 50 – 52oC: lấy 2 phần nước sôi (95 – 100oC) pha với 3 phần nước giếng hoặc nước máy (25 – 30oC).
Bước 2: Ngâm hạt: mở bao hạt giống ra cho vào nước ấm ở bước 1, ngâm khoảng 2 – 3 giờ.
Bước 3: Ủ hạt
- Dùng khăn lông hoặc loại vải có khả năng giữ ẩm, giặt sạch, vắt vừa đủ ẩm (khoảng 80 – 85%).
- Lấy hạt đã ngâm ở bước 2 trải mỏng vào khăn, sau đó đặt hạt ủ vào nơi có ít ánh sáng, ấm (khoảng 28 – 30oC).
Bước 4: Gieo hạt
- Sau khoảng 40 - 42 giờ hạt sẽ nảy mầm, bà con gieo hạt đã nảy mầm vào vườn ươm.
- Ủ lại những hạt chưa này mầm như ở bước 3, sau khi hạt nảy mầm hết thì tiếp tục đem gieo vào bầu.
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Kỹ thuật chăm sóc cây vườn ươm
- Sau khi hạt nảy mầm, đem gieo khay hoặc gieo vào bầu. (vật liệu làm bầu gồm: 2 phần phân chuồng hoai và 1 phần đất + một ít DAP.)
- Nếu không trộn DAP trong vật liệu làm bầu thì pha 20 gram DAP/10 lít nước, tưới 3 ngày một lần nhằm kích thích phát triển rễ.
- Phun thuốc trừ bệnh chết rạp cây con trong vườn ươm và trước khi mang ra trồng các loại thuốc sau: Ridomil, Rovral, Monceren, Validacin,…
- Khi cây con có 4 – 5 lá thật thì đem ra trồng.
2. Quy trình và cách bón phân
Phân bón là yếu tố quan trọng đối với bí đỏ. Bón quá ít hoặc quá nhiều đều sẽ gây rối loạn sinh trưởng ở cây, ảnh hưởng đến mức độ sai quả dẫn đến năng suất kém.
Kỹ thuật bón phân cho 1ha cây bí ngay sau khi gieo trồng như sau:
Bón vôi trước khi trồng 7 – 10 ngày
Bón lót:
| Phân chuồng hoai mục (tấn) | Phân đạm ure (kg) | Phân Super lân (kg) | Phân kali (kg) |
Tổng | 5 | 220 - 260 | 400 - 450 | 160 - 180 |
Bón lót | 5 |
| 400 - 450 |
|
Bón thúc lần 1 |
| 50 - 60 |
| 40 - 50 |
Bón thúc lần 2 |
| 60 - 70 |
| 60 |
Bón thúc lần 3 |
| 110 - 130 |
| 60 - 70 |
Vụ xuân hè: 5 tấn phân hữu cơ + 260kg phân đạm Ure + 450kg phân Super lân + 180kg phân kali
Vụ thu đông: 5 tấn phân hữu cơ + 220kg phân đạm ure + 400kg phân Super lân + 160kg phân kali
Thời gian bón thúc cho bí đỏ hồ lô như sau:
Lần 1: Bón thúc sau khi trồng cây từ 10 - 12 ngày, bón phân kết hợp vun xới đất lần 1
Lần 2: Bón thúc sau khi trồng cây từ 25 - 30 ngày, bón phân kết hợp vun xới đất lần 2
Lần 3: Bón thúc sau khi cây ra hoa và bắt đầu đậu quả (sau khi trồng từ 35 - 50 ngày)
Nếu cây sinh trưởng và phát triển kém bà con có thể bón phân tổng hợp NPK 16 - 16 - 8 bằng cách pha loãng phân với nước sau đó tưới vào giữa luống để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.
Lưu ý:
Vôi nên rải lúc cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học.
Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6 – 7 cm để tăng hiệu quả phân bón.
Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ để tăng hiệu quả phân bón.
3. Tưới nước
- Sau trồng cần tưới nhẹ đảm bảo đủ độ ẩm cho cây mau bén rễ hồi xanh.
- Duy trì độ ẩm đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển bình thường. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả nên tưới thấm để đảm bảo đủ lượng nước cho cây phát triển tốt. Sau mưa cần khẩn trương rút hết nước trong rãnh, không để ngập úng.
4. Phủ luống
- Phủ luống giúp bộ rễ cây phát triển tốt, tránh tác động trực tiếp của nắng nóng và mưa rét.
- Bà con có thể dùng màng phủ nông nghiệp hoặc rơm rạ để phủ gốc. Nếu dùng màng phủ thì tốt nhất là phủ trước khi trồng sau đó đục lỗ trên màng phù và trồng cây.
- Còn nếu phủ bằng rơm rạ thì sau khi vun xới đất lần 2, bà con san phẳng mặt luống và phủ rơm rạ.
5. Bấm ngọn, sửa dây, tạo hình
- Tiến hành bấm ngọn khi cây bí đỏ hạt đậu ra được 4 - 5 lá thật để tạo nhánh trèo, hạn chế thân chính phát triển quá dài.
- Khi bí ra dây dài khoảng 1m thì dùng đất đặp một đoạn thân xuống để kích thích ra rễ giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây.
- Mỗi cây bí đỏ chỉ nên để từ 2 - 4 nhánh hoặc 1 dây chính và 2 dây nhánh.
- Làm sạch cỏ, sửa dây, cắt bớt lá vàng úa phía dưới gốc để tạo độ thông thoáng.
6. Phòng trừ dịch bệnh cho cây bí đỏ hồ lô
- Để cây bí phát triển tốt, cho quả đẹp, bà con cần tiến hành một số biện pháp phòng sâu bệnh bằng cách làm sạch các loại cỏ trên ruộng: cỏ gấu, cỏ xấu hổ, cỏ tranh, rau dền rơm…
- Bí đỏ hồ lô thường bị một số sâu bệnh gây hại như: Bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai, bệnh lở cổ rễ, sâu ăn tạp, bọ trĩ, bọ dưa, sâu vẽ bùa…
- Khi quan sát thấy có sâu bệnh, bà con cần sử dụng thuốc trừ sâu theo hướng dẫn của cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật để phun kịp thời cho cây trồng.
- Để kiểm soát dịch bệnh cần nhổ bỏ cây nhiễm bệnh nặng để tránh lây lan.
- Có hệ thống tưới tiêu để hạn chế mầm bệnh.
7. Thu hoạch và bảo quản quả bí đỏ hồ lô
- Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng bí đỏ siêu quả thì từ trên 65 ngày bà con đã bắt đầu được thu hoạch bí đỏ hồ lô.
- Nên thu đúng thời điểm, thu vào ngày nắng khô ráo. Sau khi thu về nên để vào các dụng cụ phù hợp tránh tiếp xúc trực tiếp với nền đất ẩm sẽ làm quả bị hỏng, thối.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI FAM SEEDS
Địa chỉ: 112A đường Linh Đông, Phường Linh Đông, Thành Phố Thủ Đức, HCM
Website: famseeds.com
Hotline: 0775 3456 99 - 0765 3456 99
Zalo: 0775 3456 99 - 0765 3456 99