Giỏ hàng
×

Bạn hãy điền đầy đủ thông tin

Biện pháp phòng trừ bệnh xoăn lá trên cây trồng

Biện pháp phòng trừ bệnh xoăn lá trên cây trồng

Bệnh xoăn lá là một loại bệnh phổ biến thường gặp ở đa số cây trồng. Bệnh này đặc biệt gây hại nặng nề trên bộ phận lá và ngọn cây, làm cây thiếu hụt chất dinh dưỡng, dẫn đến sinh trưởng và phát triển kém, từ đó làm mất năng suất cây trồng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh xoăn lá này như: nấm, virus hoặc côn trùng. Bên cạnh đó, bà con cần phải thường xuyên kiểm và theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời. Dưới đây, FAM SEEDS chia sẻ các biện pháp phòng trừ bệnh trên cây trồng, bà con cùng tham khảo và áp dụng nhé!

1. Đặc điểm bệnh xoăn lá

1.1. Dấu hiệu nhận biết (Triệu chứng bệnh xoăn lá)

Bệnh xoăn lá làm cho lá co lại, ngắn dần đồng thời quăn queo lại. Phần rìa mép của lá hơi bị cong lại, hướng vào trong. Những lá bị nhiễm bệnh thường chuyển từ màu xanh nhạt sang xanh đậm, sau đó chuyển sang màu vàng úa và rụng dần đi.

1.2. Nguyên nhân cây bị xoăn lá

Bệnh xoăn lá là một loại bệnh do virus hoặc nấm Taphrina gây ra. Ngoài ra còn bị một số loại côn trùng gây ra như rệp dưa, rệp muội, bọ trĩ và bù lạch gây ra. Chúng chuyên hút chích hút nhựa làm cho cây bị xoắn lá.

  • Bệnh do nấm: Nếu bệnh do nấm Taphrina biến dạng gây ra thì lúc này nấm bệnh qua mùa đông dưới dạng bào tử bên dưới vỏ cây, xung quanh chồi. Vào mùa xuân, thời tiết mát mẻ các bào tử sẽ lây nhiễm với các lá mới nhú khỏi chồi. Sau đó, nấm tạo ra các bào tử mới bị bắn tung tóe, từ đó lây lan từ cây này sang cây khác. Nấm bệnh qua mùa đông dưới dạng bào tử bên dưới vỏ cây, xung quanh chồi. Vào đầu mùa sinh trưởng trong thời tiết mát mẻ và ẩm ướt của mùa xuân, các bào tử sẽ lây nhiễm các lá mới khi chúng nhủ khỏi chồi. Sau đó, nấm tạo ra rất nhiều bào tử mới bị bắn tung tóe hoặc thổi từ cây này sang cây khác. Bệnh xoăn lá hoạt động mạnh ở nhiệt độ 10-21 độ C. Thời tiết mát mẻ là điều kiện cho thời gian bệnh kéo dài trên cây trồng vì các lá mới mọc chậm lên. 
  • Bệnh do virus: Nếu bệnh do virus gây bệnh thì lây lan bệnh bằng dịch cây, Bằng các tiếp xúc cơ giới và chủ yếu do các loại bọ trĩ, bọ phấn, rệp dưa ,bù lạch chích hút từ cây bị bệnh này sang cây khác. Bệnh xoăn lá thường gặp trong thời tiết mát mẻ, ẩm ướt . Nó chủ yếu lây lan do mưa và thường gây hại vào mùa xuân ẩm ướt.

2. Một số loại cây trồng thường bị bệnh xoăn lá

2.1. Rau cải, rau quế bị xoăn lá 

Bệnh xoăn lá trên rau cải, rau quế do nhiều nguyên nhân gây ra. Lá xoăn lại, chuyển từ màu xanh sang vàng úa khiến cho cây thiếu chất dinh dưỡng và chậm phát triển. 

2.2. Bệnh xoăn lá ở cây bí đỏ, lá cây bị công trên cây bí đỏ.

Lá cây bí đỏ khi nhiễm bệnh có kích thước nhỏ hơn bình thường và các mép lá xoắn lại với nhau, lâu ngày lá khô héo. Lá bị bệnh chuyển từ màu xanh nhạt thành màu xanh đậm do cây thiếu hụt chất dinh dưỡng. Lá bị nhiễm bệnh lâu ngày sẽ co xoắn lại và chuyển sang màu vàng úa, sau đó dần rụng đi vì cây không đủ chất dinh dưỡng.

2.3. Bệnh xoăn lá cà chua 

Đây bệnh do virus vàng xoắn lá cà chua gây ra. Các virus gây bệnh lây lan lây lan qua dịch cây trồng, do rệp muội và bọ phần chích hút nhựa từ cây bệnh chuyển sang cây không khỏe mạnh. 

Khi nhiễm bệnh, các mép lá non phía trên ngọn bị cuốn lại, các lá dưới sẽ xoăn vàng, nhăn nheo, không còn giữ nguyên được hình dạng như ban đầu. Lá bị nhiễm bệnh từ màu xanh chuyển sang màu vàng, ở mặt dưới của lá có màu hồng nhạt . 

Cây nhiễm bệnh thường sinh trưởng và phát triển kém, có thể cây không ra quả. Nếu ra quả nhưng quả cũng nhỏ và rụng dần đi. Qủa méo mó, biến dạng, cứng và chất lượng không đạt năng suất. 

2.4. Bệnh xoắn lá trên cây ớt 

Lá cây loang lổ, có màu không đồng nhất, teo nhỏ, bị nhăn nheo, biến dạng, hoặc chỉ còn gần lá. Những cây bị nhiễm bệnh thường thông thường kém phát triển, lùn thấp và sinh trưởng kém. Nếu cây nhiễm bệnh cùng lúc bị nhiễm nhiều loại virus sẽ có các triệu chứng khó đoán hơn. 

3. Các biện pháp phòng trừ bệnh xoăn lá trên cây trồng 

Hướng dẫn 7 cách trị bệnh xoăn lá trên các loại cây trồng:

3.1. Giống kháng bệnh

Chọn giống có khả năng kháng bệnh tốt. Tuyệt đối bà con nông dân không nên sử dụng các loại giống ở những ruộng bị bệnh.

3.2. Vệ sinh vườn

Mặt đất dưới gốc cây cần phải xới xáo sạch sẽ. Đặc biệt trong mùa đông bà con nên lưu ý dọn dẹp sạch sẽ phần gốc tránh cây bị nhiễm bệnh.

3.3. Tiêu diệt côn trùng

Thường xuyên phun thuốc diệt côn trùng chích hút như bọ trĩ, bù lạch.

Sử dụng các loại bẫy côn trùng, đặc biệt là dùng loại bẫy keo dính vàng để tiêu diệt những loại côn trùng chích hút cây trồng.

3.4. Hạn chế bón phân đạm

Nên hạn chế bón quá nhiều phân đạm. Nếu bón quá nhiều sẽ khiến cho lá phát triển tốt, thân lá mềm. Đây là điều kiện cho bọ trĩ, bọ phần, bù lạch truyền bệnh nhanh hơn. Vì vậy nên bán các loại phân hữu cơ và sử dụng các loại chế phẩm sinh học.

3.5. Phun RV05 phòng bệnh cho cây

Đối với những cây chưa bị bệnh: Pha 20 – 50ml RV05 vào 20 – 25 lít nước phun đều lên tất cả các bộ phận của cây. Nên phun định kỳ 7 – 15 ngày/ lần để phòng bệnh hiệu quả.

Ngoài ra sản phẩm này có thể pha chung với các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón lá. Khi cây đang bị bệnh xoắn lá, xoăn ngọn: Pha 20 – 50ml vào 20 – 25 lít nước phun đều lên thân - cành - lá, gốc cây và vùng đất dưới tán cây. Phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau khoảng 5 ngày là phun lại cho cây để mang lại hiệu quả.

3.6. Tiêu huỷ cây nhiễm bệnh

Nên cắt tỉa và mang đi tiêu hủy những bộ phận cây bị nhiễm bệnh

3.7. Tưới nhiều nước khi cây bệnh

Nếu cây bệnh nặng, nên cắt bớt trái đi, tưới nhiều nước và bón phân hữu cơ có chứa nhiều nitơ. Nhằm giúp cho cây có sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng để chống chọi với bệnh.


CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI FAM SEEDS

Địa chỉ: 112A đường Linh Đông, Phường Linh Đông, Thành Phố Thủ Đức, HCM

Website: famseeds.com

Hotline: 0775 3456 99 - 0765 3456 99

Zalo: 0775 3456 99 - 0765 3456 99

Danh mục tin tức